Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị.
Lượt xem: 10
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị.
   
 

Đồng chí Nông Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ dự Hội nghị

Sáng 18-5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66, ngày 30-4-2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68, ngày 4-5-2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các địa phương trên cả nước với hơn 37.000 điểm cầu, hơn 1,5 triệu đại biểu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội (TP. Hà Nội). Dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ủy viên Bộ Chính trị cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương.

anh tin bai

         Tống Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo, định hướng nhiều nội dung quan trọng tại hội nghị.

Tại điểm cầu huyện Bảo Lâm, tham dự Hội nghị tại điểm cầu huyện Bảo Lâm có Đồng chí Nông Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; các đồng chí Uỷ viên BCH Đảng bộ huyện, lãnh đạo các ban Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể; chuyên viên các phòng tham mưu công tác tuyên truyền, báo cáo viên huyện.

          Trước khi tham dự hội nghị, tại điểm cầu chính Nhà Quốc hội, các đại biểu tham quan triển lãm "Những thành tựu trong xây dựng và thực thi pháp luật" và "Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân".

          Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4-5-2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân”. Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30-4-2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”. Nghị quyết số 66 xác định mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy; tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Nghị quyết số 68 xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57, ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng. Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55-58% GDP, khoảng 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84-85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5-9,5%/năm. Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực Châu Á.

anh tin bai

          Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của Nghị quyết số 57, ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 59,  ngày 24-1-2025 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết số 66 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Tổng Bí thư khẳng định, 4 nghị quyết này là “bộ tứ trụ cột” để giúp nước ta cất cánh. Bốn nghị quyết lớn của Bộ Chính trị đã cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Cả 4 nghị quyết đều thống nhất mục tiêu xây dựng nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, Nghị quyết số 66 yêu cầu hoàn thiện thể chế pháp luật minh bạch, hiện đại, bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Nghị quyết số 57 xác định khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là trụ cột tăng trưởng mới. Nghị quyết số 59 mở rộng không gian phát triển thông qua hội nhập quốc tế chủ động, tích cực. Nghị quyết số 68 thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực trung tâm cho nền kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, điểm đột phá chung của cả 4 nghị quyết là tư duy phát triển mới: Từ “quản lý” sang “phục vụ”, từ “bảo hộ” sang “cạnh tranh sáng tạo”, từ “hội nhập bị động” sang “hội nhập chủ động”, từ “cải cách phân tán” sang “đột phá toàn diện, đồng bộ và sâu sắc”. Đây là bước chuyển tư duy căn bản, kế thừa thành tựu đổi mới 40 năm qua và phù hợp với xu thế toàn cầu trong kỷ nguyên số. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là: Hoàn thiện thể chế pháp luật hiện đại, đồng bộ, thúc đẩy phát triển với việc triển khai toàn diện Nghị quyết số 66, cải cách mạnh mẽ quy trình xây dựng, thi hành và đánh giá pháp luật. Cùng với đó, đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặc biệt phải xây dựng hạ tầng dữ liệu và nền tảng số cho chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây là nền tảng kỹ thuật quyết định bứt phá năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, tăng tốc hội nhập quốc tế toàn diện, chủ động, hiệu quả: Chủ động đàm phán, thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tận dụng cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu và dòng vốn đầu tư quốc tế; chuyển hóa cam kết hội nhập thành tăng trưởng thực tế, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư chất lượng cao; tham gia xây dựng và định hình luật chơi quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, an ninh mạng, qua đó khẳng định vị thế và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Lãnh Trọng, TTVH&TT Bảo Lâm

Nguồn Báo: Quân đội nhân dân

 
Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang